[Từ A-Z] Các bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe thành công

Đừng bắt đầu kinh doanh cafe mà không có bản kế hoạch nào hết? Như vậy là bạn đang đùa với lửa đấy. Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe càng rõ ràng, chi tiết chính là nền móng cho công việc của bạn đạt được hiệu quả cao. Hãy cùng Nội Thất Trường Sa theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho mình nhé! 

Hướng dẫn cách lập kế hoạch kinh doanh quán cafe hiệu quả nhất

Trước khi quyết định mở quán cafe, đặc biệt là người mới bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực  F&B (Ẩm thực và đồ uống). Khi bắt tay vào việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe cần nghiên cứu các yếu tố như thị trường, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xác định loại hình kinh doanh,… từ đó mới xây dựng được một phương án tối ưu, hoàn chỉnh cho hoạt động kinh doanh quán cafe của mình.

Lên ý tưởng, xác định loại hình kinh doanh

Việc đầu tiên khi bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh quán cafe là chủ kinh doanh cần xác định loại hình kinh doanh mà mình hướng tới, cụ thể như sau:

STT

Phân loại

Loại hình kinh doanh quán cafe

1 Theo cách phục vụ Quán cafe phục vụ tại chỗ, quán cafe mang đi, bán online
2 Theo địa điểm, không gian Quán cafe xe đẩy, cafe sân vườn, sân thượng, cafe vỉa hè,…
3 Theo phong cách thiết kế Quán cafe phong cách cổ điển, hiện đại, phong cách Đông Dương, phong cách Nhật Bản, phong cách Hàn Quốc, quán cafe phong cách Bắc Âu,…
4 Mô hình quán cafe kết hợp Quán cafe kết hợp bán đồ ăn sáng, quán cafe kết hợp rửa xe, mô hình quán cafe hát cho nhau nghe, mô hình kinh doanh cafe thú cưng, cafe sách, cafe kết hợp nhà ở,…

Sau khi đã chọn được loại hình kinh doanh, bạn cần xác định xem đối tượng khách hàng mục tiêu là ai ai?

Ví dụ: Quán cafe bạn định kinh doanh là quán cafe văn phòng

  • Đối tượng khách hàng: nhân viên văn phòng, trung niên, doanh nhân thành đạt,…
  • Đặc điểm khách hàng: 
  • Độ tuổi: từ 25- 45 tuổI
  • Đặc điểm tiêu dùng: thường lựa chọn các quán có không gian rộng rãi, sang trọng.
  • Nhu cầu: tìm một quán cà phê yên tĩnh, thoáng đãng để làm việc, gặp gỡ đối tác hay đọc sách,…
  • Phương thức tiếp cận thông tin: Họ thường sử dụng báo điện tử hoặc các mạng xã hội.

>>> Tham khảo các phong cách thiết kế quán cafe tại đây.

Học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quán cafe hiệu quả

Bước tiếp theo bản cần đưa vào bản lập kế hoạch kinh doanh quán cafe của mình đó là tham khảo, học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cafe. Đây sẽ là nền móng cho quá trình kinh doanh, quyết định đến sự thành công của bạn.

Bạn nên tham khảo các khóa học trong lĩnh vực cafe, am hiểu về từng đặc điểm của từng hạt cafe, các công thức cafe đồ uống, các loại đồ uống bán chạy nhất,… Đặc biệt, nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cafe để có hướng đi đúng đắn nhất. Việc liệt kê các nội dung mình cần phải học hỏi vào bản lập kế hoạch kinh doanh quán cafe sẽ giúp bạn nhanh chóng mở được một quán cà phê thành công. 

lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1 (2)
Học hỏi kinh nghiệm kinh doanh quán cafe hiệu quả

Chuẩn bị tài chính

Nguồn vốn sẽ quyết định đến quy mô kinh doanh và sự thành công của bạn. Vì vậy, ngay từ khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe bạn phải chắc chắn mình có chính xác bao nhiêu tiền. Và ghi lại tất cả các chi phí cơ bản cần phải đầu tư khi mở quán, cụ thể như sau:

  • Chi phí đầu tư ban đầu: Tiền thuê mặt bằng, tiền thuê thiết kế và thi công quán, tiền mua bàn ghế cafe, thiết bị và dụng cụ,…
  • Phí duy trì hoạt động kinh doanh: thuê mặt bằng và trả lương nhân viên hàng tháng, mua nguyên liệu, phí internet, điện, nước, marketing,…

Bạn có thể tham khảo nhiều địa điểm thuê mặt bằng, các đơn vị thiết kế quán cafe, các bên cung cấp bàn ghế cafe, trang thiết bị và nguyên liệu,… từ đó chia nhỏ các mục cần chi tiêu để kiểm soát nguồn vốn đầu tư hiệu quả. 

lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1-(16)-Hang-Noi-That-Truong-Sa
Chuẩn bị vốn trước khi mở quán cafe

Tìm mặt bằng

Tìm mặt bằng là một trong các bước rất quan trọng trong khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe. Một quán cafe ở vị trí trung tâm thành phố lớn hay nơi tập trung các khu dân cư, siêu thị, trường học sẽ thu hút khách hàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần tìm mặt bằng phù hợp với tài chính, phù hợp với mô hình kinh doanh bạn đã chọn ở bước trên. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn mặt bằng: 

  • Thuê địa điểm phù hợp với khả năng tài chính
  • Chọn địa điểm phù hợp với phong cách thiết kế quán
  • Chọn mặt bằng ở nơi tập trung khách hàng mục tiêu
  • Ưu tiên nơi có chỗ để xe rộng rãi hoặc gần khu vực nhận trông giữ xe
lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1 (9)
Tìm mặt bằng mở quán cafe phù hợp

Nghiên cứu đối thủ 

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” muốn kinh doanh cafe thành công buộc bạn phải hiểu rõ mọi yếu tố xung quanh, đây là một bước cực kỳ quan trọng trong cách lập kế hoạch kinh doanh quán cafe mà bạn cần nhớ.

Hãy khảo sát xem xung quanh địa điểm kinh doanh của bạn có những quán nào, họ phục vụ món đồ uống gì, có đông khách không,… ? Bạn có thể đến trực tiếp quán của họ để học hỏi kinh nghiệm pha chế, cách truyền thông cho quán, tham khảo menu đồ uống, tìm hiểu xem đối thủ có những ưu điểm gì để mình có thể triển khai trong quán cafe của mình. 

Tìm hiểu nhu cầu khách hàng

Mỗi khách hàng sẽ có những nhu cầu khác nhau. Có những người đến quán cafe để có không gian thư giãn, đọc sách, thưởng thức ly cafe thơm ngon. Có khách hàng đến quán cafe của bạn để gặp gỡ bạn bè, đối tác làm ăn. Cũng có người đến quán vì nhu cầu được check in “sống ảo”,… Vì vậy, việc chiều lòng mọi thực khách là không thể. 

Trong khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, phong cách quán cafe của bạn hướng tới những đối tượng khách hàng nào? Sinh viên, nhân viên văn phòng hay tầm tuổi trung niên,… và việc bạn cần làm bây giờ là tập trung các sản phẩm đồ uống vào đối tượng đó yêu thích, rồi lên ý tưởng trang trí không gian cafe sao cho phù hợp với họ.

Hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh

Để quán cà phê của bạn đi vào hoạt động, hãy tiến hành tới đăng ký kinh doanh với chính quyền địa phương, các giấy tờ bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh quán cà phê 
  • Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. 
  • Ngoài ra, còn có các loại thuế cần phải nộp như: thuế môn bài, giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, bạn sẽ thường xuyên phải làm việc với đội quản lý thị trường, cục vệ sinh an toàn thực phẩm, công an khu vực, đội trật tự đô thị đội kiểm tra liên ngành,…

Lên kế hoạch mua sắm nội thất và trang trí quán cà phê

Mục đích của bước này trong bản lập kế hoạch kinh doanh quán cafe là xác định các mẫu bàn ghế phù hợp với quán cafe của bạn, có thể là bàn ghế cafe ngoài trời, bàn ghế xếp cafe, bàn ghế gỗ, sofa cafe,… Để mua sắm các sản phẩm bàn ghế cafe bạn có thể liên hệ với Nội Thất Trường Sa qua Hotline: 0936.625.256 để được tư vấn và đặt hàng nhanh chóng. 

>>> Có thể bạn quan tâm: 300+ Mẫu bàn ghế quán cafe đẹp

lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1 (12)
Lên kế hoạch mua sắm nội thất quán cà phê

Một điều cũng khá quan trọng trong khi lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê đó là trang trí không gian quán sao cho đẹp, độc đáo nhất. Bạn có thể dùng các vật dụng trang trí như: đèn trang trí, chậu cây mini, giỏ cây treo tường, kệ gỗ, kệ sách,… để trang trí quán sao cho phù hợp với phong cách thiết kế chung của quán. 

>>Xem thêm:

Trang trí trần quán cafe

Trang trí tường quán cafe

Mua sắm trang thiết bị và tìm nhà cung cấp nguyên liệu

Đây là bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị mở quán cafe, bạn nên liệt kê các dụng cụ cần thiết, các nguyên luyện cần phải có vào bảng lập kế hoạch kinh doanh quán cafe của mình.

Bạn cần tìm đến các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín, đảm bảo chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh nhập các nguyên liệu rẻ tiền, gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Ngoài ra, bạn cũng cần mua sắm các thiết bị, dụng cụ như: Tách, ly, máy pha cafe, máy ép trái cây, máy xay sinh tố, đĩa, chén,… Bạn hãy liệt kê những vật dụng này vào danh sách để tránh thiếu hoặc thừa. Sau đó tìm địa chỉ cung cấp với chất lượng, giá tốt nhất.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1 (4)
Mua sắm trang thiết bị và tìm nhà cung cấp nguyên liệu

Lên menu cho quán cafe

Menu là phần không thể thiếu trong quán cafe, bạn hãy liệt kê danh sách các đồ uống và món ăn kèm vào bản lập kế hoạch kinh doanh quán cafe của mình nhé. 

Trong bước này, chủ quán cafe cần phân loại các món ăn, đồ uống, món đặc trưng của quán hay các combo, các món theo trend, theo mùa. Càng liệt kê cụ, thể chi tiết càng tốt. Tiếp theo là xây dựng công thức và định giá bán sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng mục tiêu và khu vực bạn đang kinh doanh. Sau khi đã hoàn tất các khâu này, bạn hãy tự tay thiết kế menu hoặc tìm đến các đơn vị chuyên thiết kế, in ấn để bảng menu quán cafe của bạn trở nên độc đáo, bắt mắt hơn.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1 (14)
Lên menu cho quán cafe

Lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân viên 

Trong bước này, bạn cần tuyển dụng nhân viên, đào tạo đội ngũ nhân viên bài bản, chuyên nghiệp. Đối với nhân viên phục vụ cần hướng dẫn từ khâu chuẩn bị đón tiếp khách, cách order, thanh toán,… Đối với nhân viên quầy bar cần training quy trình pha chế đồ uống, để hoạt động kinh doanh của bạn diễn ra suôn sẻ. 

Nếu quán của bạn quy mô nhỏ, chỉ cần 3 người, 1 người pha chế, 1 phục vụ, 1 nhân viên bảo vệ là đủ. Sau này khi quán đông khách hoặc quy mô mở rộng thì mới cần tuyển nhân viên bổ sung. Khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe bạn hãy tính kỹ khâu này nhé.

lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1 (6)
Lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nhân viên

Mua phần mềm quản lý quán cà phê

Một yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công trong việc kinh doanh đó là mua phần mềm quản lý quán. Phần mềm quản lý thu – chi, quản lý hàng tồn kho sẽ giúp chủ quán làm việc quả hơn, phục vụ khách hàng nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Hạn chế tối đa những việc nhầm lẫn trong thanh toán và kiểm soát được hàng tồn trong kho dễ dàng. 

Lập kế hoạch marketing

Khi mở quán cafe, bạn cần lập kế hoạch chiến lược marketing chi tiết. Bạn hãy lập kế hoạch cho từng chiến dịch từ lúc khai trương quán cafe, đưa ra các chương trình ưu đãi mới mở, quảng cáo sản phẩm ở các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay sử dụng KOLs để quảng bá thương hiệu,… Bạn hãy lập kế hoạch chi tiết để tiếp cận khách hàng và tăng doanh thu quán cafe nhé. 

Mẫu lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê

Dưới đây là mẫu lập kế hoạch kinh doanh quán cafe do Nội Thất Trường Sa gợi ý.

Thông tin chung về quán

  • Loại hình: quán cafe làm việc, vừa thư giãn, vừa thưởng thức cafe.
  • Phong cách: Quán cafe phong cách Vintage
  • Tên quán: Tịnh Cafe
  • Địa điểm: 72A Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Phân tích khách hàng tiềm năng

  • Khách hàng mục tiêu: Là những người yêu thích sự hoài niệm, thích trải nghiệm những cảm giác hoài cổ.
  • Đặc điểm khách hàng:
  • Độ tuổi: Mọi lứa tuổi, đặc biệt là trung niên
  • Đặc điểm mua sắm, tiêu dùng: Thường lựa chọn các quán có mức giá trung bình, cao trở lên
  • Nhu cầu: Tìm một quán cafe yên tĩnh để thư giãn, đọc sách và làm việc.
  • Địa điểm: Hà Nội, đặc biệt là quận Thanh Xuân.

Nghiên cứu thị trường

  • Giá bán chung: Cafe giá từ 30.000 đến 45.000 đồng/ly. Đối với các đồ uống sinh tố, nước ép từ 40.000 – 60.000 đồng/ly.

Phân tích đối thủ

  • Đối thủ chính: Các thương hiệu cafe lớn trong phạm vi 5km như: The Coffee House, Highland coffee,…
  • Sản phẩm dễ bị thay thế: Các quán trà sữa như Ding tea, Sharetea,…

Sản phẩm và dịch vụ quán cung cấp

  • Menu: cafe, nước ép, sinh tố là món chính. Ngoài ra, quán bán thêm các đồ ăn kèm như hạt: hướng dương, bò khô và bánh ngọt.
  • Vào dịp lễ, tết: Quán bán quán sẽ có thức uống đặc biệt theo mùa lễ (Mùa giáng sinh, tết nguyên đán,…)

Kế hoạch tài chính

  • Máy móc và thiết bị pha chế: 65.000.000 đồng
  • Mặt bằng: 15.000.000 đồng/tháng
  • Nguyên vật liệu pha chế: 30.000.000 đồng/ tháng đầu tiên
  • Mua phần mềm: 15.000.000 đồng
  • Marketing: 25.000.0000 đồng/ tháng đầu khai trương
  • Nhân sự: 25.000.000 đồng/tháng/ 5 nhân viên

Chọn nhà cung cấp

  • Máy móc: Mua trực tiếp tại các cửa hàng điện máy uy tín.
  • Phần mềm quản lý: Sử dụng phần mềm bán hàng KiotViet hoặc của SimERP,…
  • Nguyên vật liệu: Lựa chọn tại các chợ đầu mối.

Nhân sự

Với một quán cà phê mới mở, chỉ cần 5 nhân viên là đủ, bao gồm:

  • 2 Nhân viên pha chế: Mỗi người có kinh nghiệm ít nhất 1 năm, ưu tiên có chứng chỉ pha chế đồ uống.
  • 2 Nhân viên phục vụ: Tuyển làm theo ca, thay ca luân phiên. Ưu tiên có kinh nghiệm.
  • 1 Nhân viên bảo vệ: Yêu cầu là nam giới, trên 18 tuổi.

Kế hoạch Marketing

Sử dụng chủ yếu là hình thức Marketing online trên Facebook và Instagram.

  • Lập tài khoản
  • Đăng nội dung: Hình ảnh, video thức uống, khách hàng và không gian quán.
  • Thuê người đăng bài “review” ở các nhóm trên Facebook để thu hút nhiều khách hàng hơn.
  • Chạy quảng cáo kiểm tra thử, để xem có hiệu quả hay không? Nếu hiệu quả sẽ đầu tư sau.
lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1-(13)-Hang-Noi-That-Truong-Sa
Lập kế hoạch Marketing cho quán cafe

Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

Đối với người mới bắt đầu hoặc chủ kinh doanh quán cafe lâu năm, việc lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, chi tiết trước khi quyết định mở quán là rất quan trọng. 

  • Dễ dàng vận hành và quản lý: Trong bản lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn sẽ biết được các hạng mục mình cần phải làm từ việc lên ý tưởng, cho tới khi quán cafe của bạn vào hoạt động bình kinh doanh. Bản kế hoạch cũng sẽ giúp bạn hình dung được công việc trong từng giai đoạn cụ thể. Như vậy, chủ quán cà phê sẽ không bị động trước sự thay đổi của thị trường, biết nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, việc lập kế hoạch cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí, nguồn lực và thời gian đáng kể.
  • Nâng cao hiệu quả hoạt động: Nhờ có bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn sẽ biết được các bước mình cần phải làm như; nghiên cứu đối thủ, hiểu được nhu cầu khách hàng, tạo ra không gian độc đáo hay xây dựng quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn,… từ đó nâng cao hiệu quả công việc, tạo sự chuyên nghiệp cho quán cafe
  • Kiểm soát được nguồn vốn kinh doanh: Khi lập kế hoạch kinh doanh quán cafe, bạn sẽ kiểm soát được số tiền chi tiêu trong quá trình hoạt động, tránh việc mua sắm những nguyên liệu, trang thiết bị không cần thiết gây thất thoát nguồn vốn.
  • Tăng cơ hội thu hút nhà đầu tư: Nếu bạn có ý định vay mượn bên ngoài hay thu hút các nhà đầu tư, thì việc lập bản kế hoạch kinh doanh là rất cần thiết. Bởi bạn sẽ không thể thuyết phục được các nhà đầu tư bằng những lời nói suông được. Cho nên, bạn cần có kế hoạch rõ ràng, khả thi thì mới thu hút được nhà đầu tư.
  • Có nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo: Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê, bạn có thể nảy ra nhiều ý tưởng mới về việc thiết kế, trang trí không gian độc đáo hay có ý tưởng tạo ra thức uống hấp dẫn hơn,… Như vậy, bạn sẽ có nhiều lợi thế và nổi bật hơn so với các đối thủ trong ngành. 
lap-ke-hoach-kinh-doanh-quan-cafe-1
Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

Trên đây là các bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe chi tiết mà bạn cần nắm được khi bắt tay vào mở quán cà phê. Hy vọng, qua bài viết bạn sẽ biết cách lên kế hoạch hiệu quả, góp phần hỗ trợ vào sự thành công trong hoạt động kinh doanh cà phê của bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *