Rất nhiều người khi có ý định kinh doanh cafe đều phân vân với câu hỏi mở quán cafe cần bao nhiêu vốn? Cách tính toán chi phí mở quán cafe như thế nào?
Tuy nhiên, những thắc mắc này không dễ dàng trả lời bởi chi phí kinh doanh quán cafe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: địa điểm mở quán, diện tích quán, mặt bằng có sẵn hay phải đi thuê…
Vì vậy, trong bài viết này, Nội Thất Trường Sa sẽ chia sẻ cho bạn cách tính chi phí mở quán cafe dễ dàng nhất để bạn có thể bắt tay vào kinh doanh của mình.
Đầu tiên bạn cần xác định kinh doanh quán cafe là một ngành dịch vụ có mức cạnh tranh rất cao. Trên khắp các dãy phố, bạn đều có thể bắt gặp những quán cafe to nhỏ mọc lên khắp nơi.
Vì vậy, muốn cạnh tranh tốt và phát triển về mặt lâu dài thì bạn cần lên kế hoạch kinh doanh một cách bài bản, trước hết là dự trù chi phí kinh doanh.
Cách tính chi phí mở quán cafe = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Dự trù chi phí phát sinh.
MỤC LỤC
1. Chi phí cố định khi mở quán cafe
Những chi phí cố định khi mở quán cafe bao gồm: chi phí mặt bằng, chi phí xây dựng ban đầu, chi phí nội thất và chi phí mua sắm máy móc.
1.1. Chi phí thuê mặt bằng – cách tính toán chi phí mở quán cafe
1.1.1. Những chi phí chính khi thuê mặt bằng
Tiền thuê mặt bằng chiếm trung bình khoảng 30% chi phí mở quán cafe. Kinh phí chi trả tiền mặt bằng sẽ tùy vào địa điểm mà bạn thuê cũng như diện tích của mỗi quán cafe.
Tuy nhiên, tựu chung lại một số vấn đề mà bạn cần làm dù cho đó là mặt bằng thuê hay đã có sẵn.
Đó là chi phí sơn sửa, cải tạo lại quán, lắp đặt hệ thống điện nước nếu cần.
Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng và một không gian thoáng đãng và không quá ồn ào thì việc tìm chỗ để xe cho khách cũng cần đủ rộng.

Thông thường, vị trí đẹp nhất để mở quán cafe là ở ngã ba, ngã tư, những nơi sầm uất, có đông người qua lại. Để thuê mặt bằng kinh doanh, chủ nhà sẽ yêu cầu bạn đặt cọc và thanh toán tiền nhà trước 3 tháng hoặc nửa năm.
Nếu đầu tư lớn và xác định kinh doanh lâu dài, bạn cần phải đảm bảo thời hạn hợp đồng để quán cafe có đủ thời gian hòa vốn và bắt đầu kinh doanh có lãi.
1.2.2. Chi phí thuê mặt bằng trung bình trên thị trường hiện nay
Chi phí mặt bằng tùy vào địa điểm và diện tích mà bạn định thuê. Dao động từ 7 đến 15 triệu đồng với những mặt bằng diện tích nhỏ và ở khu vực không quá sầm uất.
Đối với những vị trí “đắc địa”, giá thuê mặt bằng có thể từ 20 triệu đồng đến 80 triệu đồng. Nhưng bạn cần lưu ý, chi phí thuê mặt bằng phải thấp hơn 30% giá vốn.
Bởi nếu thuê mặt bằng quá đắt đỏ mà việc kinh doanh không hiệu quả, rất có thể bạn phải chịu lỗ rất nặng, thậm chí phải đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn hoạt động.

1.2. Cách tính chi phí mở quán cafe dựa vào chi phí xây dựng ban đầu
Sau khi thỏa thuận xong các điều khoản về việc thuê mặt bằng và ký hợp đồng thuê nhà, giờ là giai đoạn nước rút cần thực hiện càng nhanh càng tốt bởi tiền thuê mặt bằng đã được tính từng ngày.
Bạn sẽ phải tìm một đơn vị thi công để thiết kế quán cafe của mình. Trung bình một quán cafe cần mất từ 7 – 10 ngày để sơn sửa và cải tạo.
1.2.1. Chi phí xây dựng quầy bar:
Ngoài ra còn có chi phí xây dựng quầy bar. Vì quầy bar là nơi lưu trữ nguyên vật liệu, trưng bày sản phẩm và treo menu lớn để khách hàng nhìn thấy. Đây cũng là nơi trực tiếp pha chế sản phẩm cho khách hàng.
Quầy bar sẽ chiếm diện tích từ 10 – 15m2 với chi phí xây dựng từ 15 – 50 triệu tùy ngân sách.
Bạn có thể tự lên ý tưởng thiết kế quầy bar rồi tìm đơn vị chuyên về nội thất quán cafe để hợp tác thi công xây dựng.
Nếu chưa có ý tưởng, bạn có thể tham khảo những mẫu thiết kế quầy bar quán cafe đẹp nhất năm 2020
1.2.2. Chi phí sơn, sửa và trang trí
Không gian của quán cafe là nơi ghi điểm đối với khách hàng. Bạn hướng đến phân khúc khách hàng như thế nào sẽ quyết định đến phong cách thiết kế của quán cafe.

Chi phí sơn sửa quán cafe sẽ nằm trong khoảng từ 10 – 20 triệu đồng tùy ngân sách của chủ đầu tư.
Trong đó, chi phí mua sắm các loại đèn thả, đèn trang trí dao động từ 7 – 10 triệu đồng. Nếu bạn quyết định mua đèn chùm thì giá sẽ cao hơn nữa.
1.2.3. Chi phí lắp đặt biển hiệu – Cách tính chi phí mở quán cafe
Quán cafe nào cũng vậy cũng cần có bảng, biển để khách hàng biết đến. Chi phí cho biển hiệu trung bình khoảng 2,5 triệu đồng/m2.
Chẳng hạn một biển hiệu có kích thước 3,2 mét vuông sẽ là 8 triệu đồng. Riêng biển hiệu có thêm đèn led tròn sẽ có giá khoảng 10 triệu đồng.
1.2.4. Chi phí mua sắm bàn ghế
Sau khi trừ đi diện tích xây dựng quầy bar và chừa ra lối đi thì còn lại là diện tích để bày biện bàn ghế. Số lượng bàn ghế phụ thuộc rất nhiều vào diện tích mặt bằng của quán.
Lấy ví dụ số lượng bàn ghế từ 10 -15 bộ, gồm 2 đến 3 loại, trung bình một bộ có giá 3 triệu đồng. Tổng chi phí này nằm trong khoảng từ 30 – 45 triệu đồng.
>>>Xem ngay: Các mẫu bàn ghế quán cafe đẹp mới nhất hiện nay
1.3. Chi phí đầu tư cơ sở vật chất
Trang thiết bị, dụng cụ pha cafe là các yếu tố quan trọng trong việc mở quán cafe mà bạn phải ghi nhớ.
Chủ quán cần phải bỏ ra một số tiền nhất định để chi vào việc mua sắm trang thiết bị. Đây cũng là cách tính chi phí mở quán cafe đơn giản với độ chính xác cao.
Chi phí mua máy móc và thiết bị cho quán sẽ bao gồm:
– Nhóm dụng cụ pha chế: máy pha cafe, máy xay cafe, máy xay sinh tố, bình lắc pha chế, phin cafe, bình xịt kem, máy đánh sữa tạo bọt, cốc đo lường, giá treo ly, máy dập nắp cốc…

– Nhóm dụng cụ lưu trữ: tủ lạnh, tủ trưng bày bánh, thùng đá nhựa, khay phục vụ…
– Dụng cụ vệ sinh quán cafe: máy hút mùi, thùng phân loại rác, các loại chổi quét, chổi lau nhà…
– Nhóm vật dụng cho khách hàng: ly, cốc, thẻ số bàn, menu cafe, hộp đựng giấy ăn, gạt tàn thuốc lá…
Riêng chi phí đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị có thể chiếm từ 20 triệu đến 50 triệu đồng.
>>>Xem thêm: Nên mua máy pha cafe nào cho quán nhỏ
2. Chi phí biến đổi
2.1. Chi phí mua nguyên liệu pha chế
Sau khi đi vào hoạt động thì chi phí nhập nguyên liệu để phục vụ đồ uống cho khách hàng sẽ chiếm tỉ lệ rất cao khi bạn muốn biết cách tính chi phí mở quán cafe đơn giản, chính xác nhất.
Bạn cần chuẩn bị cafe rang xay, nước ngọt, sữa tươi, các loại trái cây hoa quả tươi, kem…
Nguyên liệu sạch và đảm bảo chất lượng sẽ cho ra những món đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng. Điều này sẽ giúp quán của bạn giữ chân được khách hàng.

Nếu quán của bạn có không gian đẹp, đồ uống thơm ngon, phục vụ chu đáo thì chắc chắn sẽ rất đông khách.
Đừng ngại bỏ ra chi phí cao hơn một chút nhưng mua được nguyên liệu chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi nếu muốn xây dựng thương hiệu và duy trì hoạt động kinh doanh tốt thì đồ uống ngon mới là thước đo chính để bạn thu hút khách hàng.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý với những quán cafe thông thường thì chi phí mua nguyên liệu không nên vượt quá 25 – 40% doanh thu.
2.2. Chi phí thuê nhân viên – Cách tính chi phí mở quán cafe
2.2.1. Cách đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn kinh doanh quán cafe hiệu quả. Bạn cần tuyển nhân viên quán cafe một cách kỹ càng.
Một quán cafe thường sẽ có nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ, bảo vệ và thu ngân.
Nếu bạn là người có kinh nghiệm và kỹ thuật pha chế đồ uống, bạn sẽ trực tiếp đào tạo cho chính nhân viên của mình.
Hiểu biết pha chế đồ uống còn giúp bạn kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh, phát triển thực đơn và sáng tạo thêm nhiều thức uống mới để thu hút khách hàng.

Vì vậy trong vài năm trở lại đây, các khóa học pha chế đặc biệt, khởi nghiệp quán cafe được rất nhiều chủ quán lựa chọn.
2.2.2. Chi phí thuê nhân viên trung bình hiện nay
Cách tính chi phí mở quán cafe đơn giản nhất không thể thiếu đi chi phí thuê nhân viên, bao gồm:
– Nhân viên pha chế:4.000.000đ – 7.000.000đ (tùy vào thời gian làm việc và kinh nghiệm của nhân viên).
– Nhân viên phục vụ : 3.000.000đ – 5.000.000đ (tùy vào thời gian làm việc)
– Thu ngân: 4.500.000đ – 6.500.000đ/ tháng
– Nhân viên bảo vệ : 4.000.000đ – 6.000.000đ/ tháng
2.3. Chi phí điện nước, internet, bảo trì máy móc
Chi phí này dao động từ 2 – 4 triệu/ tháng và nó cũng biến đổi theo lượng khách hàng đến quán mỗi tháng.

Nếu khách đến đông thì lượng điện nước tiêu thụ sẽ nhiều hơn. Máy móc cũng hoạt động nhiều nên cần bảo trì thường xuyên hơn.
2.4. Chi phí marketing cho quán cafe
Marketing là hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Marketing quán cafe đồng nghĩa với việc truyền thông, quảng bá hình ảnh của quán cafe tới đông đảo khách hàng.
Thời gian đầu khi hoạt động, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian marketing cho quán hơn. Trước khi khai trương bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp thị truyền thống là phát tờ rơi.
Sau đó, bạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội như: facebook. zalo, tiktok, instagram, kêu gọi bạn bè, người thân tới ủng hộ quán vào ngày khai trương.

Khi quán đã đi vào hoạt động, điều mà bạn cần làm là tạo fanpage của quán trên facebook, chăm sóc và tăng tương tác cho trang.
Các hoạt động và dịch vụ của quán sẽ được cập nhật thường xuyên nhằm tạo sự liên kết với khách hàng tiềm năng cũng như những khách “quen” của quán.
Dự toán chi phí marketing cũng là cách tính chi phí mở quán cafe mà bạn cần ghi nhớ.
3. Dự trù chi phí phát sinh
Khi mở quán cafe, bạn sẽ phải dự trù một số khoản chi phí phát sinh để đề phòng những việc bất ngờ có thể xảy ra.
Các khoản phát sinh hàng tháng thường không thể tính trước được bởi nó sẽ thay đổi theo từng thời điểm cụ thể và phụ thuộc rất nhiều vào biến động của thị trường.
4. Các bước lập bảng tính chi phí mở quán cafe
4.1. Lên danh sách các khoản chi
Dựa trên quy mô quán cafe của bạn và ngân sách tài chính mà bạn đang có để lập danh sách các khoản chi một cách chi tiết nhất.
Nó sẽ giúp bạn xác định được mình phải làm gì và có những điều chỉnh sao cho phù hợp.

4.2. Khảo sát, tìm kiếm thông tin về giá cả thị trường
Sau khi lập danh sách, bạn phải tìm kiếm thông tin và khảo sát thị trường. Từ đó, bạn sẽ biết chính xác mình cần phải chuẩn bị số vốn bao nhiêu cho mỗi hạng mục.
Khi tiến hành khảo sát, bạn cần cân nhắc để mức giá và chất lượng của sản phẩm. Không nên mua những vật dụng quá rẻ tiền vì rất có thể chúng sẽ hư hỏng sau thời gian ngắn sử dụng.
Đây cũng là cách tính chi phí mở quán cafe đơn giản, chính xác nhất mà bạn có thể áp dụng.
4.3. Tính toán và cân đối chi phí mở quán cafe
Sau khi lập kế hoạch và khảo sát cụ thể, bạn phải tính toán chính xác cho mỗi mục chi phí và cộng tổng lại.
Khi đó bạn sẽ ước chừng được các khoản chi phí để mở quán cafe của mình.
Có rất nhiều cách để bạn tiết kiệm chi phí đầu tư. Từ việc mua sắm thiết bị pha chế đến việc mua sắm bàn ghế đến việc mua các thiết bị pha chế và trang trí quán cafe.
Bạn có thể vào các hội nhóm thanh lý bàn ghế quán cafe, thanh lý các loại máy móc quán cafe để chọn mua những vật dụng có giá rẻ hơn rất nhiều so với mua mới.
Tuy nhiên, cần cân nhắc mua vật dụng theo số lượng khách hàng dự kiến của quán. Tính toán kỹ càng từ các khoản chi nhỏ nhất, gộp lại bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền lớn.
Vậy nên đừng bỏ qua những cơ hội và tận dụng những mối quan hệ để hạn chế tối đa các chi phí. Chi phí bạn bỏ ra càng ít bao nhiêu thì rủi ro kinh doanh của bạn càng nhỏ bấy nhiêu.
Trên đây, Nội Thất Trường Sa vừa hướng dẫn cho bạn cách tính chi phí mở quán cafe đơn giản và chính xác. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích để bạn có thể hiện thức hóa ước mơ kinh doanh của mình.