Việt Nam luôn nằm trong top những quốc gia tiêu thụ rượu bia nhiều nhất trên thế giới. Đó là lý do vì sao rất nhiều quán nhậu được mở ra hàng năm. Điều này cũng dẫn đến sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt của thị trường đồng thời tạo khó khăn cho những nhà đầu tư muốn kinh doanh trong lĩnh vực này. Làm sao để thiết kế quán nhậu bình dân đẹp và thu hút được nhiều khách hàng? Hãy cùng Nội Thất Trường Sa trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
- 1 1. Những lưu ý khi muốn thiết kế quán nhậu đẹp
- 1.1 1.1. Chọn mặt bằng mở quán nhậu đẹp
- 1.2 1.2. Thiết kế ngoại thất cho quán nhậu
- 1.3 1.3. Lựa chọn nội thất và thiết kế từng khu vực của quán nhậu
- 1.4 1.4. Thiết kế khu vực bếp cho quán nhậu
- 1.5 1.5. Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế quán nhậu đẹp
- 1.6 1.6. Trang trí quán nhậu đẹp và thân thiện
- 2 2. Thiết kế menu cho quán nhậu
1. Những lưu ý khi muốn thiết kế quán nhậu đẹp
Cho dù là kinh doanh quán nhậu vỉa hè hay đầu tư nhà hàng sang chảnh có quy mô lớn thì việc xác định cần chuẩn bị những gì và số tiền vốn đầu tư là bao nhiêu thì những bước khởi đầu vẫn hết sức quan trọng.
Vậy mở quán nhậu bình dân cần những gì và cách thiết kế quán nhậu bình dân ra sao, mời bạn cũng đọc tiếp các thông tin dưới đây nhé.
1.1. Chọn mặt bằng mở quán nhậu đẹp
1.1.1. Mặt bằng đẹp quyết định đến hiệu quả kinh doanh của quán nhậu
Mặt bằng đẹp quyết định đến 50% thành công của kinh doanh nhà hàng, quán ăn nói chung là mở quán nhậu nói riêng. Do vậy, khi có ý định dấn thân vào “cuộc chơi”, bạn cần nghiên cứu thói quen sinh hoạt của khách hàng mục tiêu để lựa chọn cho mình một mặt bằng kinh doanh sao cho phù hợp.
Ví dụ nếu khách hàng mà bạn hướng đến là dân công sở, hãy chọn ngay mặt bằng ở gần các tòa nhà cao tầng, các công ty, doanh nghiệp…

Nếu bạn muốn thiết kế quán nhậu bình dân đẹp chắc hẳn bạn hướng đến đối tượng khách hàng là người lao động có thu nhập trung bình, cánh lái xe…
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mặt bằng quán cafe
Bên cạnh đó, trong quá trình thuê mặt bằng mở quán, bạn cũng cần cân nhắc đến những yếu tố sau đây:
– Tiền đặt cọc
– Giá thuê hàng tháng
– Diện tích thuê rộng hay hẹp
– Ngày bắt đầu thuê và thời gian thuê
– Tình trạng mặt bằng khi bàn giao

Tất cả những yếu tố kể trên đều vô cùng quan trọng và bạn cần xem xét kỹ càng trước khi quyết định thuê một mặt bằng nào đó để kinh doanh.
Hơn nữa, việc lựa chọn mặt bằng cũng phần nào ảnh hưởng đến việc thiết kế quán nhậu đẹp. Nên tránh việc chọn những nơi bị cây to che khuất, có đường đi dây điện thấp che mất tầm nhìn hoặc che mất biển hiệu.
Nếu chọn mặt bằng sau, bạn không chỉ hao hụt tiền vốn mà rất có thể sau một vài tháng kinh doanh vắng khách bạn buộc lòng phải đóng cửa.
1.2. Thiết kế ngoại thất cho quán nhậu
Bạn có thiết kế quán nhậu bình dân đẹp nhưng đừng quên trang trí cho ngoại thất của quán thật bắt mắt để thu hút khách hàng.
Hiện nay, đa số quán nhậu thường sử dụng biển hiệu bằng đèn led, không chỉ đẹp mà nó còn giúp cho quán nhậu thật nổi bật, hút khách vào ban đêm.
Để giúp cảnh quan trước quán không bị nhàm chán, bạn có thể đặt một số chậu cây cảnh trước quán để tạo không gian xanh mát và dễ chịu cho thực khách.

Bạn có thể tham khảo một số loại cây hợp phong thủy cho dân kinh doanh nhà hàng, quán ăn TẠI ĐÂY.
1.3. Lựa chọn nội thất và thiết kế từng khu vực của quán nhậu
Phần lớn các quán nhậu hiện nay đều có diện tích vừa và nhỏ, trừ trường hợp bạn muốn thiết kế quán nhậu sân vườn thì cần có diện tích lớn.
Đối với quán nhậu chỉ có không gian trong nhà, bạn có thể ưu tiên những mẫu ghế gỗ tự nhiên tạo cảm giác gần gũi và thân thuộc.
Hoặc nếu diện tích nhỏ, bạn nên dùng những mẫu bàn ghế xếp có thể gấp gọn giúp tiết kiệm diện tích một cách tối đa.
Thông thường, những mẫu bàn ghế quán nhậu thường làm bằng gỗ thông hoặc gỗ cao su. Những mẫu bàn ghế này có tuổi thọ khá cao, dễ dàng lau chùi sạch sẽ và ít bị hỏng hóc.
>>>Tham khảo: Các mẫu bàn ghế nhà hàng, quán ăn nhậu đẹp giá rẻ

Trong khi đó, nếu muốn thiết kế quán nhậu sân vườn, bạn có thể dùng những mẫu bàn ghế gỗ khung sắt hoặc bàn ghế sắt sơn tĩnh điện có độ bền cao, chống chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Đối với từng khu vực trong quán, chủ đầu tư cần có sự bài trí hợp lý. Cụ thể là đối với khu vực ăn uống, khoảng cách tối thiểu giữa các bàn dao động từ 1,2m – 1,4m để thuận tiện cho khách hàng di chuyển đồng thời cũng để nhân viên dễ dàng phục vụ mà không va chạm với các bàn khác.
1.4. Thiết kế khu vực bếp cho quán nhậu
Khu vực bếp trong thiết kế quán nhậu đẹp cần phân chia thành nhiều khu vực khác nhau như:
– Khu vực sơ chế: cần thiết kế nằm giữa khu vực rửa và khu vực nấu nướng nhằm tăng tốc độ chế biến món ăn và dọn dẹp sau cùng.
Hãy bố trí nhiều giá đỡ để treo các dụng cụ sơ chế như: dao, thớt, các loại chậu rửa và dụng cụ khác.
– Khu nấu nướng: cần nhiều diện tích nhất để tiện cho việc di chuyển liên tục. Sử dụng các loại bàn dài để có thể bố trí bếp nấu, khay để gia vị và các dụng cụ khác nhau giúp tiết kiệm thời gian nấu nướng.

– Kho chứa: cần thông thoáng, có thiết kế nhiều lỗ thông gió, tránh cho không khí bị bí, khó lưu thông dẫn đến độ ẩm tăng cao làm hư hỏng thức ăn.
Kho cần phải phân làm hai nơi, một nơi chuyên lưu trữ các loại thực phẩm bình thường. Phần còn lại để tủ đông nhằm lưu trữ những thực phẩm cần bảo quản ở nhiệt độ thấp.
– Khu rửa của quán nhậu không cần quá rộng, chỉ cần diện tích để bồn rửa và kệ úp chén bát bằng inox. Khi thiết kế quán nhậu bình dân đẹp có diện tích nhỏ, bạn có thể gộp khu vực sơ chế và khu rửa làm một.
1.5. Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế quán nhậu đẹp
Màu sắc và ánh sáng đóng vai trò quan trọng trọng việc thiết kế quán nhậu nói riêng và thiết kế nhà hàng ăn uống nói chung.
Hãy ưu tiên những loại đèn có màu vàng nhằm tăng sự ấm cúng cho không gian đồng thời cũng khiến món ăn trở nên bắt mắt hơn.
Còn đối với khu vực bếp nấu hay nhà vệ sinh, bạn có thể lựa chọn ánh sáng trắng sẽ phù hợp với công năng sử dụng của những khu vực này.

Lắp đặt ánh sáng theo khu vực còn giúp cho hoạt động kinh doanh của quán nhậu luôn hiệu quả. Ví dụ, với không gian ăn uống nên lựa chọn hệ thống ánh sáng khác nhau. Ánh sáng không nên quá gắt mà cần phải dịu nhẹ để đảm bảo sự thoải mái cho thực khách.
Trong khi đó, khu vực bếp của nhà hàng thì cần ánh sáng có cường độ lớn giúp đầu bếp có thể chế biến món ăn chuẩn.
1.6. Trang trí quán nhậu đẹp và thân thiện
Khác với nhà hàng cao cấp được thiết kế theo phong cách sang trọng thì thiết kế quán nhậu bình dân đẹp thường hướng tới một không gian mộc mạc và gần gũi.
Bạn có thể tìm kiếm những ý tưởng trang trí quán nhậu đẹp bằng tranh vẽ tường, treo tranh ảnh, sử dụng các món đồ trang trí theo phong cách đồng quê như nơm tre, lu nước…
Trong khi đó, thiết kế quán nhậu sân vườn có thể trồng nhiều loại cây xanh, bố trí cây cảnh, chậu hoa đặt trong quán nhằm tạo cảm giác thoáng đãng và dễ chịu cho thực khách.

– Cách trang trí quán nhậu đơn giản bằng các loại đèn decor
Ánh sáng đóng vai trò không nhỏ trong việc thiết kế quán nhậu đẹp. Bạn có thể áp dụng cách trang trí quán nhậu độc lạ bằng cách treo đèn trang trí ở khu vực để xe. Bởi đây chính là khu vực khách hàng sẽ ghé thăm đầu tiên khi đến quán của bạn.
Khu vực mặt tiền cũng vô cùng quan trọng kể cả bạn có trang trí quán nhậu vỉa hè hay quán nhậu cao cấp. Đặc biệt là biển bảng của quán, bạn có thể đèn trang trí lấp lánh, như vậy sẽ tạo được ấn tượng đối với khách hàng hơn.
2.1. Menu quán nhậu bình dân bao gồm những món ăn nào?
Dù thiết kế quán nhậu bình dân đẹp hay quán nhậu sân vườn, bạn đều phải chú ý đến thực đơn của quán.
Một thực đơn hoàn chỉnh sẽ bao gồm các món chính, các món phụ và đồ uống.
2.1.1. Món chính trong quán nhậu:
Vào mùa đông, quán nhậu thường ưu tiên các món lẩu nước và lẩu nướng. Lẩu nước sẽ là các món với nguyên liệu chính là gà, vịt, lẩu bò, lẩu ếch, lẩu hải sản, lẩu thập cẩm…Giữa thời tiết lành lạnh, cùng nhau quây quần bên nồi lẩu ấm áp thì không còn gì tuyệt hơn.
Lẩu nướng sẽ ưu tiên các món thịt đỏ như bò, dê, trâu, thịt lợn… hoặc các món hải sản như: tôm, mực, hàu nướng, bạch tuộc…

2.1.2. Món phụ
Ngoài những món chính, khách hàng có thể chọn cho mình ít nhất 2-3 món ăn phụ như: lạc rang, nộm, gỏi tôm xoài, gỏi sứa, đậu phụ chiên, khoai tây chiên, các loại rau củ xào.
2.1.3. Đồ uống trong quán nhậu
Menu trong thiết kế quán nhậu bình dân đẹp không thể thiếu các món đồ uống có cồn và không cồn.
Đồ uống có cồn phổ biến nhất là các loại rượu: rượu nếp cái hoa vàng, vodka, rượu táo mèo, ba kích, rượu ngô, rượu dừa…
Sau đó đến các loại bia: bia hơi, bia Hà Nội, bia Sài Gòn, bia Larue, bia 333…
Nhóm đồ uống không cồn là các loại nước ngọt, nước lọc, trà đá…Đây là những món đồ uống mà quán ăn nào cũng nên có chứ không riêng gì quán nhậu bình dân.

Thực đơn có thể gói gọn trong 1 mặt hoặc hai mặt của 1 tờ menu. Bạn không nên trình bày quá dài dòng làm loãng thực đơn và cũng khiến khách hàng khó chọn món.
Một thực đơn gồm những món nhậu chính, món phụ và đồ uống để khách hàng lựa chọn. Chủ quán có thể kết hợp combo đồ ăn và thức uống với mức giá hấp dẫn để kích thích khách hàng.
Để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên đặt các combo với giá thấp ở phía bên phải để khách hàng dễ dàng nhìn thấy.
Theo nghiên cứu tâm lý học, sau khi nhìn những vị trí combo khác với giá cao hơn, khách hàng sẽ bị chú ý bởi combo giá thấp ở vị trí bên tay phải.

Đây là mẹo hay thường được áp dụng các cửa hàng ăn nhanh và bạn cũng có thể áp dụng khi thiết kế quán nhậu bình dân đẹp cho mình.
Màu sắc của thực đơn cần phù hợp với màu sắc chủ đạo trong thiết kế nội thất hoặc tương đồng với logo của quán.
Là quán nhậu bình dân nên bạn nên để giá tiền các món ăn để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn các món ăn mà họ cảm thấy hợp lý.
2.3. Tạo ấn tượng với thực đơn các món nhậu bình dân độc lạ
Các món nhậu bình dân đều có đặc điểm chung là nguyên liệu dễ mua, dễ làm và không cần quá cầu kỳ.
Tuy nhiên, bạn có thể nâng tầm đẳng cấp cho menu quán nhậu bình dân của mình bằng những cái tên thật “ấn tượng”.
Thực khách sẽ vô cùng thích thú nếu biết món ăn với tên gọi mỹ miều là “vũ công chân dài” lại dành cho món thịt ếch xào lá lốt. Hay “sắc màu cuộc sống” lại là cách gọi khác của rau củ luộc.
Chắc chắn với chiến thuật đặt thực đơn các món nhậu bình dân như thế này, khách hàng sẽ có ấn tượng rất tốt về nhà hàng của bạn.
Lời kết:
Những tư vấn thiết kế quán nhậu đẹp trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích khi thiết kế quán nhậu.
Để có thêm những gợi ý tuyệt vời trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, quán cafe, bạn đừng quên theo dõi các bài viết mới của Nội Thất Trường Sa hàng ngày nhé!
>>>Xem thêm: Thiết kế nhà hàng hải sản đẹp tiết kiệm chi phí