Sang nhượng quán cafe – Là cum từ xuất hiện nhan nhản trên các group, diễn đàn kinh doanh quán cà phê. Nếu bạn là người mới bắt đầu kinh doanh với số vốn ít ỏi thì việc khởi đầu bằng việc mua lại quán cafe của người khác cũng là một giải pháp tiết kiệm.
Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp “dở khóc dở cười” khi mua lại quán cafe. Để bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Nội Thất Trường Sa xin chia sẻ những thông tin hữu ích dưới đây.
MỤC LỤC
1. Tình hình kinh doanh hiện tại của quán: “Sang nhượng quán cafe”
Việc sang nhượng quán cà phê hay mở quán cafe, điều trước tiên, bạn cần làm là nghiên cứu kỹ bài toán chi phí, bao gồm: giá thuê mặt bằng, chi phí nâng cấp, sửa chữa, trang thiết bị cần thiết, lương nhân viên và dự tính thời gian hoàn vốn.
Mỗi ngày thu được lợi nhuận là bao nhiêu sau khi trừ tất cả chi phí. Việc tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm cũng là việc làm cần thiết, khảo sát thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Nếu đã có kế hoạch chi tiết và khoanh vùng được một vài địa điểm tiềm năng, bạn hãy đóng vai là khách hàng của quán cafe đó trước khi có quyết định mua lại quán cafe.
Không nên vội vàng gọi cho chủ quán mà hãy đặt tâm thế là khách vãng lai đến quán cafe để nhìn nhận tình hình kinh doanh của quán đó như thế nào.
Bạn nên ghé thăm quán 1 tuần vài lần vào những khung giờ khác nhau để có nhận xét chính xác nhất.
Sau đó bạn có thể tìm hiểu thông tin của dân cư quanh khu vực này hay thậm chí là ngồi quán nước vỉa hè để hỏi han tình hình hoạt động quán cafe, khu vực này an ninh có đảm bảo hay không?
Đến khi có cái nhìn tổng quát rồi mới quyết định gặp chủ quán cafe để xem họ có phải người thành thật không, nếu có thì bạn mới quyết định hợp tác.
2. Kinh nghiệm trả giá khi mua lại quán cafe: “Sang nhượng quán cafe”
Đầu tiên bạn cần nắm rõ lý do vì sao chủ cũ cần sang quán cafe. Sẽ có trăm ngàn lý do được đưa ra như: sang nước ngoài định cư, tìm được việc tốt hơn hay mới xin được việc nhà nước, bạn quán không quản lý được, nghỉ sinh em bé, … vân vân và mây mây.
Bạn chỉ cần hiểu lý do duy nhất là QUÁN Ế KHÁCH mới phải sang nhượng. Nếu quán vẫn kinh doanh tốt và đông khách thì không ai dại gì mà sang nhượng.
Người nhà đâu, bạn bè thân thiết đâu mà miếng ngon như thế lại phần người ngoài? Vì vậy mà bạn không nên tin tưởng tuyệt đối mà họ đưa ra.
Vấn đề cần quan tâm tiếp theo chính là giá sang quán cafe. Khi đến giai đoạn cần sang nhượng nghĩa là chủ quán cũ rất khó khăn rồi. Có thể họ không đủ khả năng đóng tiền thuê mặt bằng và duy trì hoạt động kinh doanh như trước.
Tuy nhiên, nhiều chủ cửa hàng lại hét giá trên trời để nếu may mắn gặp được “gà” họ sẽ gỡ gạc lại những khoản thua lỗ trước đó.
Hét giá là việc của họ còn bạn là người mua nên phải trả giá để có lợi cho mình. Lúc này bạn cần phải tính táo, nhìn vào thực tế đồ đạc của quán, liệt kê chi tiết và định giá theo giá thanh lý trên thị trường. Chứ không phải sang nhượng mà giá đồ cũ còn đắt hơn mua mới là “há miệng mắc quai” đấy.
3. Hợp đồng thuê nhà của quán cafe: “Sang nhượng quán cafe”
Hợp đồng với chủ nhà là một trong những việc quan trọng trong việc thỏa thuận giá sang nhượng quán cafe.
Giá trị quán cafe được tính bằng khấu hao + thương hiệu của quán + địa điểm của quán + thời gian thuê còn lại trong hợp đồng.
Thời hạn hợp đồng thuê nhà còn ít sẽ là cơ sở để thỏa thuận với một mức giá “dễ chịu” hơn.
Khi bạn muốn thay đổi hoàn toàn không gian và cơ sở vật chất của quán, giá trị của quán cafe sẽ được tính dựa vào 3 tiêu chí đó là địa điểm, thương hiệu và thời gian thuê.
Ngoài ra, khi gặp gỡ chủ mặt bằng, bạn nhất định phải tìm hiểu:
– Chủ nhà tăng tiền thuê theo những giai đoạn như thế nào?
– Chủ nhà có yêu cầu gì khó khăn trong việc thuê nhà hay không?
– Thái độ của chủ nhà đối với mô hình kinh doanh quán cafe như thế nào?
Xu hướng sang nhượng quán cafe ngày một nhiều nhưng để thành công thì cần rất nhiều yếu tố nhiều hơn sự may mắn. Không ít người thất bại trong khâu thuê mướn mặt bằng rồi thiếu sự quảng bá hình ảnh…
Cũng có trường hợp đang “ăn nên làm ra” thì đột ngột chủ nhà đòi mặt bằng hoặc yêu cầu tăng giá khiến công việc không như những gì mong đợi.
4. Lưu ý về thủ tục pháp lý khi mua lại quán cafe: “Sang nhượng quán cafe”
Khi mua lại quán cafe bạn cần thảo luận rõ ràng với chủ quán cũ về các điều khoản trong hợp đồng. Sau khi thống nhất được bước đầu việc sang nhượng quán cafe thì mới tiến hành đặt cọc tiền. Hợp đồng đặt cọc cũng phải giấy trắng mực đen rõ ràng để tránh những rắc rối không đáng có sau này.
Những điều khoản trong hợp đồng sang quán cafe sẽ bao gồm:
– Đối tượng chuyển nhượng
– Đối tượng tiếp nhận
– Các loại tài sản hữu hình và vô hình
– Các điều được phép và không được phép thực hiện trên mặt bằng này
– Quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên
Nên nhớ rằng các điều khoản trong hợp đồng càng chi tiết bao nhiêu thì quyền lợi của bạn sẽ được bảo vệ tốt bấy nhiêu.
Sang nhượng quán cafe là một hình thức kinh doanh mới có khả năng sinh lời nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, mà đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ khó tồn tại và vượt qua. Do vậy bạn cần cân nhắc kĩ càng và tham khảo những người đi trước để có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Chúc bạn thành công!
Tham khảo ngay: 1001 ý tưởng trang trí quán cafe đẹp hút khách